- Thu nhập của người làm công ăn lương và nông dân thấp kém, sức mua
hàng hoá của xã hội và dân cư thấp nên nhu cầu tăng chậm, dung lượng thị trường
trong nước còn hạn chế.
Những biểu hiện trên, một mặt phản ánh trình độ thấp kém về dung lượng
cung cầu hàng hoá và khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Mặt khác,
nó cũng tạo ra áp lực, buộc chúng ta phải vươn lene vượg qua thực trạng trên, đưa
nền kinh tế hàng hoá phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng và nâng dần khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế hàng hoá ở nước ta.
2. Nền kinh tế hàng hoá dựa trên cơ sở nền kinh tế tồn tại nhiều thành
phần.
Tiếp cận đặc điểm này của kinh tế hàng hoá theo các khía cạnh sau:
- Nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu khác
nhau; về tư liệu sản xuất là cơ sở kinh tế, gắn liền với tự tồn tại và phát triển kinh
tế hàng hoá.
- Thực trạng kinh tế hàng hoá kém phát triển ở nước ta do nhiều nhân tố,
song nhân tố gây hậu quả nặng nề nhất là sự nhận thức không đúng dẫn đến nôn
nống xoá bỏ nhanh các thần phần kinh tế, thực chất là xoá bỏ điều kiện tồn tại và
phát triển kinh tế hàng hoá, làm mất khả năng cạnh tranh và tác dụng của kinh tế
hàng hoá.
- Nền kinh tế nhiều thành phần là nguồn lực tổng hợp to lớn về nhiều mặt
có khả năng đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng thấp kém, đưa nền kinh tế hàng
hoá phát triển cả trong điều kiện vốn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.
- Trong nền kinh tế hàng hoá chịu tác động của sự thay đổi cơ cấu ngành
theo hướng ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh chóng, do vậy lao động dịch có
khả năng thu hút nguồn lao động không nhỏ. Trong điều kiện đó, các thành phần
kinh tế có khả năng mở rộng, có tác dụng làm cho kinh tế hàng hoá và dịch vụ
phát triển, cơ cấu công - nông nghiệp và dịch vụ sớm hoàn thành theo định hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra.
6