bộ phận, những mảnh, những tàn dư (của xã hội cũ bị đánh
bại nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn) xen kẻ với cái mới nảy
sinh đã ra đời nhưng chưa hoàn chỉnh, còn non yếu.
Thời kỳ quá độ cũng là thời kỳ đấu tranh giai cấp
quyết liệt, gay go, phức tạp diễn ra trên tất cả mọi lĩnh vực,
rất khó khăn đòi hỏi giai cấp công nhân phải biết phân biệt,
bình tĩnh và chủ động khắc phục. Thể hiện cụ thể:
- Về lĩnh vực chính trị : bản chất nhất thời của thời kỳ
quá độ là sự quá độ về chính trị, ở đó nhà nước chuyên
chính vô sản được thiết lập, củng cố và ngày càng hoàn thiện
- Về lĩnh vực kinh tế : sự phát triển chưa đồng đều
của LLSX trong thời kỳ này quy định tính tất yếu khách quan
trong sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác ngoài thành
phần kinh tế XHCN, trong đó có cả những thành phần kinh tế
tư bản.đối lập.
- Về lĩnh vực xã hội : do kết cấu kinh tế trên đây quy
định, trong xã hội còn nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau,
trong đó có sự đối lập - đối kháng nhất định về những lợi ích
căn bản. Trong thời kỳ này còn có sự khác biệt cơ bản giữa
thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, lao động trí
óc và lao động chân tay, vấn đề bình đẳng và công bằng xã
hội cần phải được xác lập dần dần.
- Về lĩnh vực tư tưởng và văn hóa : còn tồn tại
nhiều loại tư tưởng, văn hóa tinh thần khác nhau, có cả sự
đối lập. Bên cạnh nền văn hóa mới, lối sống vừa xây dựng
còn tồn tại những tàn tích của nền văn hóa cũ, lối sống cũ,
tư tưởng lạc hậu, thậm chí phản động gây cản trở không nhỏ
cho con đường đi lên CNXH của các dân tộc sau khi mới
được giải phóng.
Tương ứng với tính phức tạp trong kết cấu kinh tế - xã
hội, tư tưởng tinh thần đó, thời kỳ quá độ là thời kỳ đấu tranh
giai cấp chưa kết thúc. Trong thời kỳ này vẫn diễn ra cuộc
đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, giữa con
đường phát triển đất nước lên CNXH hay đi lên CNTB. Song,
đây là cuộc đấu tranh diễn ra trong điều kiện mới (giai cấp
công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền), với nội dung
mới (mà trung tâm là xây dựng toàn diện xã hội mới, trong đó
xây dựng nền kinh tế XHCN là nhiệm vụ cơ bản nhất) và hình
thức mới (cơ bản là hòa bình với tổ chức xây dựng).
Cùng với những bước tiến trong quá trình xây dựng
CNXH, các thành phần nhân tố mang tính XHCN sẽ ngày
càng phát triển và vươn lên vị trí chi phối trên mọi lĩnh vực;
con đường XHCN sẽ giữ vững vai trò chủ đạo.
Từ đó có thể nói, thời kỳ quá độ là thời kỳ, xét trên mọi
phương diện , còn tồn tại nhiều yếu tố khác nhau, đối lập
nhau, thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên,
xét về xu hướng tất yếu, các yếu tố mang tính chất XHCN sẽ
ngày càng phát triển, nhưng không loại trừ khả năng ở
những lúc, những nơi nhất định, cái cũ tạm thời lấn áp cái
mới; trong đó tính tự phát TBCN còn có cơ sở rộng lớn. Trình
độ thấp trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ
lên CNXH quy định tính khó khăn, lâu dài của thời kỳ này.
Trong quá trình đó, sự phát triển tiến bộ có thể đan xen với
những sự thoái lui tạm thời, những tìm tòi, thử nghiệm nhiều
khi phải làm đi, làm lại mới xác định được giá trị chân thật
của nó trong quá trình xây dựng XH mới.
3. Liên hệ với thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta
Quá độ lên CNXH ở mỗi nước có những nét đặc thù đo
điều kiện lịch sử cụ thể đất nước đó. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động
nước ta đã vận dụng nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-
Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH vào hoàn cảnh lịch sử cụ
thể của Việt Nam, phù hợp với đặc điểm và truyền thống quý
báu của nước ta đồng thời tận dụng các ưu thế của thời đại
để định ra mục tiêu tổng quát, phương hướng và bước đi