Người Trung Hoa cổ đại còn quan niệm người như con cưng của Trời
Đất nên ý trời, lòng dân là một, vì vây “dân muốn gì Trời cũng thuận”.
Khổng Tử ít quan tâm đến vấn đề nguồn gốc của vũ trụ, do đó ông đã
thể hiện một thái độ không rõ rệt về trời đất quỷ thần. Một mặt ông cho rằng
trời chỉ là giới tự nhiên, trong đó có bốn mùa thay đổi, trăm vật sinh trưởng.
Ông vẫn thường dạy học trò của mình: “Cũng như dòng nước chảy, mọi vật
đều trôi đi, chảy đi, không có gì ngưng nghỉ” (Luận ngữ: Tử - Hãn,16),
hoặc: “ Trời có nói gì đâu mà bốn mùa cứ vận hành, vạn vật cứ sinh hóa
mãi” (Luận Ngữ: Dương – Hóa, 18); nhưng mặt khác, ông lại cho rằng trời
là một lực lượng có thể chi phối số phận và hoạt động của con người, do dó
con người phải sợ mệnh trời.
Với Khổng Tử, Trời như một quan tòa công minh cầm cân nảy mực
phán xét mọi việc, Trời quyết định sự thành bại trong hoạt động cũng như
cuộc sống của con người. Với ông “ sống chết có mạng, giàu sang tại trời”.
Vì vậy, Khổng Tử đặt hết niềm tin vào ý chí của Trời. Ông khuyên mọi
người phục tùng ý chí đó và coi việc hiểu biết nó như một điều kiện tất yếu
để trở thành người hoàn thiện.
Khổng Tử cũng không phủ nhận sự tồn tại của Quỷ - Thần nhưng theo
ông, việc của Quỷ - Thần là việc cao xa, u uẩn nên đối với Quỷ - Thần, con
người phải kính trọng song chẳng nên gần gũi làm gì.
Về giới tự nhiên, về Trời – Đất, trong giai đoạn này vấn đề giữa Trời và
Người là vấn đề trung tâm trong cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết
học. Quyền lực và sức mạnh của Trời là sự thần thánh hóa quyền lực và sức
mạnh của thế lực cầm quyền trên mặt đất. Khổng Tử đã thể hiện thái độ của
mình trong việc ủng hộ giai cấp chủ nô khi chế độ chiếm hữu nô lệ đã bước
vào thời kì suy tàn và khởi nghĩa vũ trang của nhân dân khắp nơi đang nổ ra
quyết liệt. Tuy nhiên, cuộc sống thực mà Khổng tử được chứng kiến làm
6