DANH MỤC TÀI LIỆU
TÌM HIỂU VỀ LOÀI CHIM BỒ CÂU T3
GIÁO ÁN SINH HỌC 7
BÀI 42: THỰC HÀNH: QUAN SÁT BỘ XƯƠNG, MẪU MỔ
CHIM BỒ CÂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được một số đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống
bay lượn.
- Xác định được các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết và sinh sản trên mẫu mổ
của chim bồ câu.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức trên mẫu mổ.
- Rèn kĩ năng hoạt động hợp tác với nhóm.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ trong quá trình quan sát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu mổ chim bồ câu (đã gỡ nội quan và có tiêm màu)
- Bộ xương chim, tranh bộ xương và cấu tạo trong của chim.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu và giải thích các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống
bay lượn?
2. Bài mới:
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu yêu cầu của tiết học
- Học sinh nhận biết được một số đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống
bay lượn
- Xác định được các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết và sinh sản trên mẫu mổ
của chim bồ câu
Hoạt động 1: Quan sát bộ xương chim
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát
bộ xương chim bồ câu.
- Học sinh quan sát trên hình, đối
chiếu với hình 42.1 SGk để nhận biết
các thành phần của bộ xương.
- Thảo luận nhóm nêu những đặc điểm
của bộ xương chim bồ câu thích nghi với
đời sống bay lượn.
- Đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét
và cho học sinh ghi nhớ kiến thức.
Bộ xương gồm:
+ Xương đầu.
+ Xương thân: Cột sống, lồng ngực
+ Xương chi: Xương đai, các xương
chi
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA BỘ XƯƠNG CHIM BỒ CÂU
TT Các bộ phận
của xương
Đặc điểm cấu tạo Ý nghĩa với sự bay
1 Chi trước Biến thành cánh Động lực chủ yếu của sự
bay
2 Xương ức Có mấu lưỡi hái rộng nơi bám của ngực
vận động của đôi cánh
3 Xương cánh và
xương đùi
Xốp nhẹ, không chứa tuỷ
mà chứa các nhánh của túi
khí
4 Đai chi trước Gồm xương bả, xương
quạ xương đòn khớp
với nhau tạo thành khớp
nông
Khớp động với nhau làm
trụ vững chắc cho hoạt
dộng của đôi cánh
5 Đai chi sau Xương chậu, xương háng,
xương ngồi cùng với các
đốt khớp hông tạo thành
một khối vững chắc
6 Các đốt sống cổ Khớp với nhau theo khớp
yên ngựa
Vận động của đầu rất linh
hoạt
7 Các ngón chi sau Nằm về hai phía trước
sau
Chim đứng vững, đậu di
chuyển dễ dàng .
8 Kết luận Bộ xương của chim nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc, thích
nghi với sự bay lượn.
Hoạt động 2: Quan sát các nội quan trên mẫu mổ
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV hướng dẫn học sinh quan sát trên
mẫu mổ.
- Cá nhân quan sát trên kênh hình và viết
thu hoạch.
- Thảo luận:
+ Hệ tiêu hoá của chim bồ câu sai
khác so với những động vật đã học
trong ngành ĐVCXS
Thực quản có diều, dạ dày dạ dày
tuyến và dạ dày cơ.
Thành phần cấu tạo của mọt số hệ cơ quan
Các hệ cơ quan Các thành phần cấu tạo trong hệ
Tiêu hoá - Thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày
cơ, ruột, gan, tuỵ, huyệt
Hô hấp - Khí quản, phổi
Tuần hoàn - Tim, các gốc động mạch, tì
Bài tiết - Thận
3. Nhận xét - đánh giá
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm
- Thu dọn vệ sinh
4. Dặn dò
- Hoàn thành bài viết thu hoạch
- Soạn bài và tìm hiểu trước bài 46
thông tin tài liệu
TÌM HIỂU VỀ LOÀI CHIM BỒ CÂU T3 Bộ xương gồm: + Xương đầu. + Xương thân: Cột sống, lồng ngực + Xương chi: Xương đai, các xương chi Chi trước Biến thành cánh Động lực chủ yếu của sự bay Xương ức Có mấu lưỡi hái rộng Là nơi bám của cơ ngực vận động của đôi cánh Xương cánh và xương đùi Xốp nhẹ, không chứa tuỷ mà chứa các nhánh của túi khí Đai chi trước Gồm xương bả, xương quạ và xương đòn khớp với nhau tạo thành ổ khớp nông Khớp động với nhau làm trụ vững chắc cho hoạt dộng của đôi cánh
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×