Sự khan hiếm kế toán viên hiện đang tác động lên cả khu vực. Để niêm yết cổ phiếu trên
thị trường Hồng Kông hay Thượng Hải, nhiều công ty Trung Quốc đang bận rộn chuẩn bị
những tài khoản được quốc tế chấp nhận và các báo cáo hiện trạng. Trong tình hình đội
ngũ kế toán được đào tạo trong các hệ thống thời bao cấp không bao giờ để ý đến những
ý tưởng tư bản như lợi nhuận hay tài sản, lực lượng kế toán viên từ Hồng Kông và những
nơi khác trên thế giới đang bị hấp dẫn về nước và ở khắp khu vực. Một giám đốc kỳ cựu
của một trong những công ty kiểm toán lớn gần đây đến Hồng Kông sau một thời gian
dài ở Nga, đã nhìn vào kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của công ty mình và hỏi:
“chúng ta thực hiện kế hoạch này như thế nào khi không có đủ nhân lực?”
Nhiều nơi trong khu vực đang thiếu tay nghề kỹ thuật như công nghệ thông tin, kể cả Ấn
Độ. Một trong những quan ngại chính là không có đủ sinh viên tốt nghiệp có tay nghề để
lấp vào những công việc đang được tạo ra trong một khu vực kinh tế năng động.
Nasscom, đại diện cho các doanh nghiệp phần mềm của Ấn Độ, đã ước tính đến 2010,
Ấn Độ sẽ thiếu 500.000 chuyên gia IT. Điều này có nghĩa là các công ty tuyển dụng tại
hội chợ việc làm ở Ấn Độ phải đưa ra những chào mời hấp dẫn để thu hút các sinh viên
có triển vọng nhất. Ngay một kỹ sư phần mềm mới ra trường cũng có thể mong rinh về
nhà được 45.000 đô-la một năm.
Các nhà quản lý giỏi cũng thiếu trầm trọng. Một nghiên cứu của Viện McKinsey Global
dự báo Trung Quốc sẽ cần đến 75000 lãnh đạo doanh nghiệp trong 10 năm tới. Báo cáo
ước tính số lượng hiện có chỉ vào khoảng 3000 đến 5000. Có thể chứng minh báo cáo
này là lạc quan. Nghiên cứu này bao quát nhiều loại hình doanh nghiệp và khảo sát hơn
80 nhà quản lý nguồn nhân lực, với kết quả là bình quân chưa tới “10% ứng viên người
Trung Quốc có đủ năng lực phù hợp để làm việc cho một công ty nước ngoài”. Trong
lĩnh vực kỹ thuật, sinh viên tốt nghiệp bị chỉ trích quá lý thuyết nhưng thiếu thực tế. Báo
cáo kết luận, tập hợp tài năng kỹ thuật ở Trung Quốc hiện nay không nhiều hơn so với
Anh, nơi mà nền kinh tế hầu như đã là dịch vụ.
Trung Quốc còn gặp hiện tượng chảy máu chất xám. Những năm gần đây, người Trung
Quốc đã có thể đi ra nước ngoài tự do hơn để học tập và tiếp thu kỹ năng. Nhưng nhiều
người không trở về. Một báo cáo gần đây của Học viện Khoa học Xã hội Trung hoa nhận
thấy giữa năm 1978 đến 2006, hơn 1 triệu người Trung Quốc đi du học và đến 70%
không quay về. Những người giỏi nhất có khuynh hướng được công ty ở nước ngoài giữ
lại vì sự cạnh tranh việc làm đã trở nên toàn cầu.
Sự thiếu hụt kỹ năng xảy ra ở hai dạng: tỉ lệ thay đổi việc làm cao hơn và chi phí tiền
lương cũng cao hơn. Mức tiền lương giành cho nhân viên cao cấp ở nhiều nước châu Á
đã vượt qua mức lương của nhân viên ngang cấp ở phần lớn châu Âu. Mức lương thịnh
hành của giám đốc nguồn nhân lực làm việc cho công ty đa quốc gia có qui mô vừa đến
lớn là 250.000 đô-la ở Thượng Hải, mà “người này có thể chưa bao giờ đi ra khỏi Trung
Quốc”, Vanessa Moriel, cộng sự quản lý của công ty tư vấn Human Capital Partners đặt
tại Thượng Hải cho biết. Tổng giám đốc của một doanh nghiệp quốc tế đóng ở Ấn Độ có
thể kỳ vọng kiếm được 400.000 đến 500.000 đô-la, nhiều người còn kiếm được trên
750.000 đô-la theo thông tin của công ty tư vấn Korn/Ferry. Đối với một giám đốc tài
chính, lương trung bình hiện nay là 194.000 đô-la ở Trung Quốc, 159.000 ở Thái Lan,