LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của các hoạt động ngoại thương đã làm cho nền kinh tế
nước ta ngày càng trở nên sôi động, các đơn vị có nhu cầu mua bán ngoại
tệ, vay Ngân hàng vốn kinh doanh, cũng như thiết lập các mối quan hệ
thanh toán thông qua Ngân hàng ngày càng lớn. Điều đó đòi hỏi các
NHTM phải đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh đối
ngoại. Lúc này, hoạt động kinh doanh đối ngoại không còn là lĩnh vực hoạt
động riêng của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương nữa mà là của tất cả các
ngân hàng, không phân biệt quy mô, hình thức sở hữu, lĩnh vực hoạt động,
Sở giao dịch I (SGD I) là một đơn vị trực thuộc trung tâm điều hành
NHNN&PTNT bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/1991 và mới tiến hành
hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu vào năm 1998. Đến nay, các
nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại tại SGD I đã dần dần được đa dạng hoá,
cùng với nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, Sở trở thành nơi phục
vụ khá đắc lực cho hoạt động ngoại thương.
Trong thời gian ngắn đi thực tế tại SGD I – NHNN&PTNT, tác giả
nhận thấy hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đang đóng vai trò hết
sức quan trọng trong việc đảm bảo vốn và các dịch vụ liên quan cho kinh
doanh xuất nhập khẩu, nhất là khi phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam
đều đang ở trong tình trạng thiếu vốn như hiện nay.
Hầu hết các doanh nghiệp đang xuất khẩu các sản phẩm mũi nhọn
thuộc các ngành nông, lâm, thuỷ, hải sản và nhập khẩu các thiết bị máy
móc, dây chuyền chế biến là khách hàng của NHNN&PTNT nên hoạt
động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đang là loại hình kinh doanh được chú
trọng tại NHNN&PTNT cũng như SGD I. Chính vì vậy, việc đi sâu tìm
hiểu và hệ thống hoá những vấn đề chung về tín dụng tài trợ xuất nhập
khẩu, phân tích tình hình thực hiện hoạt động này tại SGD I –
NHNN&PTNT , trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng
nghiệp vụ này là vấn đề hết sức hấp dẫn và cần thiết. Với suy nghĩ đó, cùng
với những kiến thức được trang bị trong 4 năm học tại trường, em đã mạnh
dạn chọn và nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng