Tiết 59: NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: Tương tự như phép nhân hai số tự nhiên: thay phép nhân
thành phép cộng các số hạng bằng nhau, HS tìm được kết quả phép nhân
hai số nguyên khác dấu.
2. Kỹ năng: HS hiểu và tính đúng tích hai số nguyên khác dấu. Vận dụng
vào một số bài toán thực tế.
3. Thái độ:Có tính cẩn thận, linh hoạt trong tính toán và giải bài tập.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK,SGV,tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT,SGK,phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Phát biểu quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế?
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu
GV: Chúng ta đã học phép cộng, phép trừ
các số nguyên. Hôm nay ta sẽ học tiếp
phé nhân hai số nguyên.
Em đã biết phép nhân là phép cộng các
số hạng bằng nhau. Hãy thay phép nhân
bằng phép cộng để tìm kết quả ở ?1và ?2
HS: Lần lượt lên bảng trình bày ?1 và ?2
GV: Qua các phép nhân trên, khi nhân hai
số nguyên khác dấu em có nhân xeta gì
về giá trị tuyệt đối của tích? Về dấu của
tích?
HS: Nhận xét,
GV: Tổng kết trên bảng.
GV: Ta có thể tìm ra kết quả phép nhân
bằng cách khác.
GV: Đưa ví dụ lên bảng.
GV: Hãy giải thích các bước làm?
HS: Giải thích:
- Thay phép nhân bằng phép cộng
- Cho các số hạng vào trong ngoặc
thành phép nhân.
- Nhận xét về tích.
GV: Tổng kết.
1. Nhận xét mở đầu
?1 Hướng dẫn
(-3) . 4 = (-3)+(-3)+(-3)+(-3) = - 12
?2 Hướng dẫn
(-5).3 = (-5)+(-5)+(-5) = -15
2.(-6) = (-6)+(-6) = -12
?3 Hướng dẫn
Khi nhân hai số nguyên khác dấu, tích có:
+ Giá trị tuyệt đối bằng tích các giá trị
tuyệt đối.
+ Dấu là dấu “-”.
Ví dụ: (-5).3 = (-5)+(-5)+(-5)
= - (5+5+5)
= -5.3
= -15
2. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.