Tiết 47: PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS hiết được quy tắc phép trừ trong Z
2. Kỹ năng: Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên.
3. Thái độ: Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật
thay đổi của một loại hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK,SGV,tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT,SGK,phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu và viết dạng tổng quát các tính chất của phép cộng các số
nguyên?
Làm bài tập 36 a) 126 +(-20) +2004 +(-106)
= [126 + (-20) +(-106)] +2004
= 0 +2004 = 2004.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tính hiệu
của hai số nguyên
GV: Cho biết phép trừ hai số tự nhiên
thực hiện được khi nào?
GV: Còn trong Z các số nguyên, phép
trừ thực hiện như thế nào?
GV: Đưa bài tập ? lên bảng
GV: Hướng dẫn HS làm
GV: Nhận xét Qua các ví dụ, em thử
đề xuất: muốn trừ đi một số nguyên, ta
có thể làm thế nào?
GV: Nêu quy tắc (SGK) và nêu công
thức tổng quát
GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc.
GV: Nêu VD trên bảng và yêu cầu HS
làm
GV: Giới thiệu nhận xét SGK.
1. Hiệu của hai số nguyên
? Hướng dẫn
a. 3-1=3+(-1)=2
b. 2-2=2+(-2)=0
3-2=3+(-2)=1 2-1=2+(-1)=1
3-3=3+(-3)=0 2-0=2+0 =2
3-4=3+(-4)=-1 2-(-1)=2+1=3
3-5=3+(-5)=-2 2-(-2)=2+2=4
*Quy tắc: Muốn trừ số nguyên a cho số
nguyên b,ta cộng a với số đối của b.
- Ví dụ:
5-9= 5+(-9)= -4
-5-(-9)=(-5)+(+9) = 4