DANH MỤC TÀI LIỆU
TOÁN LỚP 6 THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN TIẾT 2
Tiết 40: THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP
CÁC SỐ NGUYÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: HS biết so sánh hai số nguyên và tìm được số đối của một số
nguyên
2.Kỹ năng: Rèn luyện tính chính xác của học sinh khi áp dụng quy tắc
3.Thái độ: Rèn luyện khả năng liên hệ giữa bài toán và thực tế cho HS
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT, SGK, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Tập hợp các số nguyên gồm các loại số nào? Tìm số đối của các số: 7; -3;
0; 5?
3.Bài mới:
Hoạt độngcủa thầy - trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: So sánh hai số nguyên
GV: So sánh giá trị số 3 5. Đồng thời
so sánh vị trí điểm 3 và 5 trên trục số.
GV: Hãy rút ra nhận xét về so sánh hai
số tự nhiên?
HS: Trong hai số tự nhiên khác nhau
một số nhỏ hơn số kia trên trục số
điểm biểu diễn số nhỏ hơn bên trái
điểm biểu diễn số lớn hơn.
GV: Tương tự với việc so sánh hai số
nguyên: Trong hai số nguyên khác nhau
có một số nhỏ hơn số kia
a nhỏ hơn b; a<b
hay b lớn hơn a; b>a
GV: Yêu cầu HS làm ?1
HS: Làm ?1 theo yêu cầu
GV: Nhận xét, Giới thiệu chú ývề số
liền trước, số liền sau yêu cầu HS lấy
dụ
GV: Yêu cầu HS làm ?2
GV: Tổng kết
1. So sánh hai số nguyên:
*Nhận xét 1: Khi biểu diễn trên trục số (nằm
ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số
nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.
?1 Hướng dẫn
a. Điểm -5 nằm bên trái điểm -3, nên -5 nhỏ
hơn -3, và viết: -5<-3
b. Điểm 2 nằm bên phải điểm -3, nên 2 lớn
hơn -3, và viết: 2>-3
c. Điểm -2 nằm bên trái điểm 0, nên -2 nhỏ
hơn 0, và viết: -2<0
Chú ý: (SGK)
?2 Hướng dẫn
a. 2<7 b. -2>-7
Hoạt động 2: Luyện tập
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài.
GV: Bài toán yêu cầu gì?
GV: Vẽ trục số để giả thích cho rõ, dùng
nó để giải các câu a,b,c,d bài 18
GV: Yêu cầu HS lên bảng trình bài
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách
thực hiện
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm
GV: Uốn nắn thống nhất cách trình
bày cho học sinh
GV: Nhận xét
c. -4<2 d. -6<0
e. 4>-2 g. 0<3
* Nhận xét 2:
-Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số 0
-Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0
-Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kỳ số
nguyên dương nào.
Dạng : So sánh hai số nguyên
Bài:18 trang 73(SGK)
Hướng dẫn
a. Số a chắc chắn là số nguyên dương
b. Không, số b thể số nguyên dương
(1;2) hoặc số 0
c. Không, số c có thể là 0
d. Chắc chắn
Bài: 19 trang 73(SGK)
Hướng dẫn
a. 0 < +2
b. -15 < 0
c. -10 < -6 hoặc -10 <+6
+3 < +9 hoặc -3 < +9
4. Củng cố-Luyện tập:
– GV nhấn mạnh lại thứ tự tập hợp các số nguyên cho học sinh;
– Hướng dẫn học sinh làm bài tập 12 trang 73(SGK)
a. Theo thứ tự tăng dần: -17<-2<0<1<2<5
b. Theo thứ tự giảm dần: 2001>15>7>0>-8>-10
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập:11;13; SGK -73
- Nghiên cứu trước phần: “Giá trị tuyệt đối của một số nguyên
– Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.
thông tin tài liệu
TOÁN LỚP 6 THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN - 1. So sánh hai số nguyên: *Nhận xét 1: Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b. - So sánh hai số nguyên
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×